Công nghệ thông tin (CNTT) đã được nhà nước ta xác định là hạ tầng của hạ tầng vì thế nguồn nhân lực chất lượng cao về CNTT chưa bao giờ là đủ trên thị trường lao động. Hiện nay CNTT đang là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo của Trường ĐH Công nghiệp Vinh (IUV). Nó được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay.
1. Ngành Công nghệ Thông tin là gì?
Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nói một cách dễ hiểu hơn, CNTT là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.
Sau khi được đào tạo, sinh viên học ngành này sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin để nâng cao tay nghề nhằm phát triển khả năng sửa chữa, xây dựng, cài đặt, bảo trì các phần cứng của máy tính cũng như nghiên cứu và phát triển các ứng dụng phần mềm. Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ thông tin: Khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, an toàn thông tin. Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề; khả năng tự nghiên cứu làm chủ công nghệ mới về công nghệ thông tin. Kỹ năng thuyết trình, báo cáo khoa học, giao tiếp và làm việc nhóm. Kỹ năng sử dụng tiếng Anh, tiếng Trung và phần mềm chuyên ngành. Kỹ năng thiết kế, quản trị và vận hành hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực tế.
Tại trường Đại học Công nghiệp Vinh sinh viên còn được chú trọng rèn luyện thêm kỹ năng mềm cần thiết để có thể trình bày, tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin bên cạnh những kỹ năng mềm về giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả,...
2. Ngành Công nghệ thông tin cần học những gì?
Ngành Công nghệ thông tin tại ĐH Công nghiệp Vinh thường phân chia thành các chuyên ngành phổ biến: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính truyền thông, Kỹ thuật phần mềm, An ninh mạng... Công nghệ thông tin hầu như được sở dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Các dịch vụ cốt lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh như: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.
Học CNTT tại IUV, sinh viên được trang bị những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông. Các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin để nâng cao tay nghề nhằm phát triển khả năng sửa chữa, xây dựng, cài đặt, bảo trì các phần cứng của máy tính cũng như nghiên cứu và phát triển các ứng dụng phần mềm và kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin mạng.
Đặc biệt, các bạn sẽ được chú trọng vào thực hành song song lý thuyết vững chắc xuyên suốt trong quá trình học. Bên cạnh đó, các bạn sẽ được trực tiếp các giảng viên và chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề giảng dạy.
Ngoài ra sinh viên còn được trang bị sử dụng các phần mềm chuyên ngành dùng để tính toán, lập trình mô phỏng phục vụ thiết kế nhằm hỗ trợ sinh viên sau khi ra trường sẽ có những kiến thức nền tảng cơ bản nhất, tìm được công việc tốt phù hợp với chuyên ngành và mang lại nhiều lợi ích cho Doanh nghiệp.
3. Những kỹ năng dành cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin sẽ được đào tạo chuyên sâu tại IUV
- Nắm vững Kiến thức đại cương về các môn Toán, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
- Nắm vững Kiến thức cơ sở và kiến thức cốt lõi của ngành Công nghệ Công tin.
- Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề, khả năng tự nghiên cứu làm chủ công nghệ mới về công nghệ thông tin.
- Kỹ năng thuyết trình, báo cáo khoa học, giao tiếp và làm việc nhóm.
- Kỹ năng sử dụng tiếng Anh, tiếng Trung và phần mềm chuyên ngành.
- Kỹ năng thiết kế, quản trị và vận hành hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực tế.
4. Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ thông tin
4.1. Lý do để chọn học ngành Công nghệ thông tin tại Trường Đại học Công nghiệp Vinh
- Đặc biệt Học phí thấp, học bổng hấp dẫn
- Cơ hội học song bằng, tốt nghiệp với hai bằng Đại học
- Chương trình đào tạo gắn liền với thực hành và theo “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp
- Đội ngũ giảng viên tâm huyết, giỏi chuyên môn, giàu thực tế trong các chuyên ngành
- Trong chương trình đào tạo sinh viên được học TIẾNG ANH, TIẾNG TRUNG, và được trau dồi các KỸ NĂNG MỀM
- Được đi trải nghiệm và thực tập tại các Tập đoàn lớn, chuyên nghiệp ngay từ năm thứ 2 và được hưởng lương
- Phong trào tình nguyện, văn hoá, văn nghệ thể thao sôi nổi và đa dạng
- Có cơ hội được ở Ký túc xá miễn phí cho năm học đầu tiên
- Là một trường Đại học, nằm ở trung tâm TP Vinh - Luôn luôn sôi động và hấp dẫn đối với cuộc sống và sở thích của Sinh viên
4.2. Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin sinh viên sẽ được làm việc tại các vị trí
- Lập trình viên, chuyên viên dự án của các đơn vị sản xuất phần mềm chuyên nghiệp
- Kỹ sư về quản trị mạng, bảo mật và an ninh mạng của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp,…
- Kỹ sư thiết kế đồ hoạ
- Nghiên cứu viên, giảng viên của các Viện/ Trung tâm nghiên cứu và các trường Đại học trong cả nước
- Nhà trường liên kết với các doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn KCN VSIP, Công ty Luxshare ICT, Công ty Goertek Vina, Khu công nghiệp Vũng Áng, , Tập đoàn KHKT Hồng Hải, Tập đoàn Đèo Cả, Công ty TNHH Vinaceglass, ... tuyển dụng vào các vị trí phù hợp.
5. Ngành Công nghệ thông tin học bao nhiêu năm? Và bằng cấp như thế nào?
- Thời gian đào tạo ngành Công nghệ thông tin hệ đại học là từ 3.5 – 4 năm.
- Bằng cấp: Sinh viên hoàn thiện tất cả các môn học trong chương trình học của trường, sinh viên sẽ được nhận bằng cử nhân do Trường Đại Học Công Nghiệp Vinh cấp theo phôi bằng của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
6. Ngành Công nghệ thông tin xét tuyển bằng phương thức nào?
Phương thức xét tuyển:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
- Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ THPT bằng 2 cách:
+ Xét tổng điểm 3 học kỳ (HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên.
+ Xét tổng điểm 3 môn lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.
Tổ hợp môn xét tuyển ngành Công nghệ thông tin :
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- D01: Toán, Văn, Anh
- D07: Toán, Hóa, Anh
Như vậy, bài viết trên đã cùng các bạn tìm hiểu về ngành Công nghệ thông tin . Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn để lựa chọn con đường tương lai của mình. Chúc các bạn thành công!