Trong những năm gần đây, ngành học về thực phẩm là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Vậy ngành Công nghệ thực phẩm là gì và cơ hội việc làm của ngành này ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về ngành học thú vị này nhé
1. Công nghệ Thực phẩm là gì?
Công nghệ thực phẩm (tiếng Anh là Food Technology) là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản. Ngành học này được ứng dụng trong lĩnh vực ăn uống, an toàn thực phẩm… tất cả đều liên quan đến công nghệ thực phẩm; nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.
2. Ngành Công nghệ Thực phẩm cần học những gì?
Sinh viên theo học ngành Công nghệ thực phẩm tại trường Đại học Công nghiệp Vinh được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm,... nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học chuyên sâu về công nghệ chế biến các loại thực phẩm thiết yếu và phổ biến như: thịt cá, công nghệ bảo quản, chế biến lương thực, công nghệ chế biến đường, sữa, đồ uống...
Ngoài việc bảo đảm kiến thức lí thuyết, sinh viên được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, thực tập tại các cơ sở chế biến thực phẩm; tập làm quen với kiến thức phân tích giá trị dinh dưỡng của thực phẩm; đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm...
3. Những kỹ năng dành cho sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm sẽ được đào tạo chuyên sâu tại IUV
- Kỹ năng chế biến nông sản.
- Quy trình đánh giá, kiểm tra chất lượng và phân tích thực phẩm.
- Quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Kỹ năng tối ưu dinh dưỡng trong bữa ăn.
4. Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ Thực phẩm
4.1. Lý do để chọn học ngành Công nghệ Thực phẩm tại Trường Đại học Công nghiệp Vinh
- Đặc biệt Học phí thấp, học bổng hấp dẫn.
- Cơ hội học song bằng, tốt nghiệp với hai bằng Đại học.
- Chương trình đào tạo gắn liền với thực hành và theo “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp.
- Đội ngũ giảng viên tâm huyết, giỏi chuyên môn, giàu thực tế trong các chuyên ngành.
- Trong chương trình đào tạo sinh viên được học TIẾNG ANH, TIẾNG TRUNG, TIẾNG NHẬT và được trau dồi các KỸ NĂNG MỀM.
- Được đi trải nghiệm và thực tập tại các Tập đoàn lớn, chuyên nghiệp ngay từ năm thứ 2 và được hưởng lương.
- Phong trào tình nguyện, văn hoá, văn nghệ thể thao sôi nổi và đa dạng.
- Có cơ hội được ở Ký túc xá miễn phí cho năm học đầu tiên.
- Là một trường Đại học, nằm ở trung tâm TP Vinh - Luôn luôn sôi động và hấp dẫn đối với cuộc sống và sở thích của Sinh viên.
4.2. Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Thực phẩm sinh viên sẽ được làm việc tại các vị trí
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thực phẩm có thể đảm nhiệm các vị trí tại:
Chuyên viên vận hành quá trình chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm
Chuyên viên nghiên cứu chất lượng, phát triển kỹ thuật chế biến thực phẩm
Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng
Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm
5. Ngành Công nghệ Thực phẩm học bao nhiêu năm? Và bằng cấp như thế nào?
- Thời gian đào tạo ngành Công nghệ Thực phẩm hệ đại học là từ 3.5 – 4 năm.
- Bằng cấp: Sinh viên hoàn thiện tất cả các môn học trong chương trình học của trường, sinh viên sẽ được nhận bằng cử nhân thực hành do Đại Học Công Nghiệp Vinh cấp theo phôi bằng của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
6. Ngành Công nghệ Thực phẩm xét tuyển bằng phương thức nào?
Phương thức xét tuyển:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
- Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ THPT bằng 2 cách:
+ Xét tổng điểm 3 học kỳ (HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên.
+ Xét tổng điểm 3 môn lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.
Tổ hợp môn xét tuyển ngành Công nghệ Thực phẩm
- A00: Toán, Lý, Hóa
- B00: Toán, Hóa, Sinh
- A02: Toán, Lý, Sinh
- D07: Toán, Hóa, Anh
Như vậy, bài viết trên đã cùng các bạn tìm hiểu về ngành Công nghệ Thực phẩm . Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn để lựa chọn con đường tương lai của mình. Chúc các bạn thành công!