Học đại học ghi chép như thế nào ?

2022-11-08 08:23:35

Trước hết, chúng ta phải làm rõ sự khác nhau giữa cách giảng bài của thầy cô cấp 3 với các giảng viên đại học :

Về lượng kiến thức trong 1 buổi học: Khi học ở cấp 3, mỗi môn học sẽ kéo dài trong khoảng 1 năm học, tương ứng với đó lượng kiến thức trong 1 buổi học dao động động từ 1-3 bài trong 1 chương. Tuy nhiên ở đại học, mỗi môn học chỉ kéo dài khoảng 12-15 buổi học, tương đương đó là mỗi buổi học thường từ 0,5-1 chương, từ 20-30 trang giáo trình.

Về cách giảng bài của thầy/cô: Khi mình còn học cấp 3, hầu hết các thầy cô sẽ giảng bài chậm, kĩ và giảng theo tốc độ của học sinh, thường sẽ là đọc cho học sinh chép lại, điển hình là các môn học thuộc. Nhưng khi lên đại học, mỗi giảng viên lại có phong cách giảng bài khác nhau, có nhanh có chậm nhưng buộc sinh viên phải tự điều chỉnh để theo kịp bài. Giảng viên có thể nhắc lại phần kiến thức 2-3 lần nhưng tuyệt đối không có chuyện đọc cho chép.

Về phương tiện giảng bài: Ở cấp 3, các thầy cô vẫn hay sử dụng phương pháp truyền thống: viết bảng. Tuy nhiên khi ở ĐH, các thầy cô hầu hết sử dụng slides. Vẫn có những giảng viên viết bảng, nhưng không nhiều.

🌸Vậy, ghi bài ở Đại học như thế nào cho hiệu quả?

1.C ần biết cách chọn lọc.

Điều đầu tiên cần phải ghi nhớ trước khi ghi lại bài đó là không phải ghi lại mọi thứ một cách máy móc. Ở đây yêu cầu chúng ta cần phải biết chắt lọc kiến thức, những ý, phần quan trọng vì tốc độ nói của giảng viên thường nhanh hơn tốc độ ghi chép. Khi ghi chép, nên chú ý đến những main ideas trong bài, ví dụ như khái niệm, biểu hiện, phân tích, các case study ví dụ,...

Tip nhỏ ở đây là: Hãy đọc trước nội dung bài học trong giáo trình/sách tham khảo trước khi lên lớp. Đọc trước bài sẽ tạo cho mình một overview về những gì mình sẽ học, làm cho việc ghi chép lại và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.

2. Trình bày kiến thức một cách khoa học và có hệ thống.

Việc này đòi hỏi bạn cần nắm được cấu trúc hệ thống bài giảng, thông qua việc đọc trước bài ở nhà và tập trung nghe giảng. Trình bày bài hệ thống sẽ giúp việc ghi chép và ôn lại kiến thức hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian ôn tập trước kì thi.

Tip ở đây là: Tránh ghi chép lại kiến thức thành các đoạn văn dài lan man, triền miên, như vậy rất khó khi đọc lại ở nhà.

3 . L uôn đảm bảo phải theo kịp tốc độ bài giảng.

Các giảng viên hầu như sẽ không bao giờ dừng lại để đợi sinh viên chép xong, và sẽ không giảng theo tốc độ mong muốn, vì vậy chỉ cần khi không tập trung hoặc tập trung quá vào một ý nào đó sẽ rất dễ bỏ lỡ, không theo kịp các ý quan trọng tiếp theo.

Tip ở đây là: Luôn tập trung vào bài giảng, tuyệt đối không để mình bị "tắc" lại một ý nào đó đang ghi dở. Cần chủ động bỏ qua những ý nhỏ, những phần chưa hoàn thành để chuyển sang phần tiếp theo ngay của giảng viên, phần nào ghi còn thiếu có thể mượn đứa bạn bên cạnh.

🌸3 phương pháp phổ biến mà mình sử dụng để ghi chép bài giảng:

Phương pháp ghi chú dạng xương (Skeleton prose)

Ghi chú dạng Cornell (Cornell Note-taking System)

Ghi chú dạng sơ đồ tư duy (Mindmaps)

🌸Một số app phục vụ cho việc take notes/tạo mindmaps

Đối với việc take notes: không khuyến khích các bạn sử dụng app quá nhiều, mà hãy take notes bằng vở ghi khi ở trên lớp. Các bạn có thể sử dụng app khi ôn tập lại kiến thức tại nhà. Một số app có thể kể đến như: Google Keep, Evernote, Notion,..

Vẽ Mindmap: Có rất nhiều app có thể create một chiếc Mindmap nhưng highly recommend XMind và Draw.io cho giao diện đơn giản, dễ sử dụng và đa dạng.

Ngoài ra, để quản lí các tài liệu học tập, mỗi môn học trên lớp các bạn nên tạo một folder cho riêng môn học đó, và để hết những file tài liệu bao gồm đề cương, đề thi,.. vào folder đó. Cách này sẽ giúp các bạn dễ dàng kiểm soát lượng kiến thức mình đang học và thuận lợi cho quá trình ôn thi. Các bạn nên sử dụng Google Drive để lưu trữ cho thuận tiện và dùng email đuôi "edu" để được unlimited dung lượng lưu trữ nhé.




Tư vấn tuyển sinh

096 446 77 88

Tư vấn nhập học

091 838 18 88