CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA - NGÀNH HỌC ĐẦY TIỀM NĂNG TRONG XU HƯỚNG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

2021-07-30 15:26:07

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta đang bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến tự động hóa. Phải khẳng định rằng, hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành này luôn có thu nhập cao và không bao giờ sợ thất nghiệp trong hiện tại và cả tương lai.

Bạn mơ ước một ngày nào đó mình sẽ chế tạo ra một con robot giúp ích cho cuộc sống, hay đơn thuần bạn muốn mình là người vận hành kỹ thuật tại các nhà máy điện, cao hơn là Giám đốc kỹ thuật tại một doanh nghiệp... thế thì đừng chần chừ để đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi ngành “Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì? Ra trường làm gì?” nhé!

Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn đang mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa giải tỏa được niềm trăn trở chính đáng này. “Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì? Ra trường làm gì?” chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, trả lời và định hướng tương lai các bạn nhé.

Ngành này luôn gắn liền với các quá trình sản xuất trong công nghiệp

  1. Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì ?

Có thể hiểu Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…

Cụ thể, nếu theo học chương trình đào tạo Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn thuộc một trong các lĩnh vực như Điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động; Tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp; Lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot;...

  1. Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cần học những gì?

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa trang bị cho sinh viên kiến thức về: lý thuyết mạch điện - điện tử, kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh, các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại, lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, điều khiển điện tử công suất và truyền động điện...

Học ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa sinh viên được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì các hệ thống điều khiển và tự động hóa, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền thông công nghiệp, hệ thống đo lường thông minh…

  1. Những kỹ năng sinh viên chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa IUV sẽ được đào tạo chuyên sâu:
  • Có khả năng lập luận, phân tích và giải quyết các vấn đề kĩ thuật; khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức; tư duy hệ thống và tư duy phê bình; hiểu biết các vấn đề đương đại và có ý thức học tập suốt đời;
  • Có năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp, đề xuất và xây dựng các dự án hệ thống điều khiển và tự động hóa;
  • Có năng lực thiết kế hệ thống và thiết bị đo lường, điều khiển và tự động hóa;
  • Có năng lực triển khai, vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống, thiết bị đo lường, điều khiển và tự động hóa trong công nghiệp;
  • Có kĩ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm;
  • Có kĩ năng giao tiếp hiệu quả thông qua ngôn ngữ viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện kĩ thuật hiện đại.

4. Học Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa ra làm gì?

Cơ hội việc làm của các kỹ sư sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa rất rộng mở với nhiều vị trí công việc khác nhau:

  • Cán bộ kỹ thuật trong phòng giám sát, điều khiển trung tâm; phòng công nghệ tự động điều khiển các dây truyền sản xuất tự động trong các nhà máy như: Dây truyền sản xuất xi măng, nhà máy sữa, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm, phân bón, khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao…
  • Cán bộ quản lý, vận hành, bảo trì các hệ thống tay máy công nghiệp, robot công nghiệp trong các dây truyền sản xuất tự động.
  • Cán bộ kinh doanh, tư vấn kỹ thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm lĩnh vực điều khiển và tự động hoá trong và ngoài nước.
  • Cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hoá.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các viện và trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa.
  • Làm chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa.

5. Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tư động hóa học bao nhiêu năm? Và bằng cấp như thế nào?

  • Thời gian đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hệ đại học là từ 3.5 – 4 năm.
  • Bằng cấp: Sinh viên hoàn thiện tất cả các môn học trong chương trình học của trường, sinh viên sẽ được nhận bằng Kỹ sư do Đại Học Công Nghiệp Vinh cấp theo phôi bằng của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Nam thanh, Nữ tú IUV thật đáng yêu trong ngày lễ bảo vệ tốt nghiệp

6. Ngành Công nghệ kỹ thuật và tự động hóa xét tuyển bằng phương thức nào?

☘ Phương thức xét tuyển:

- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, của Trường IUV
- Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
- Phương thức 3: Xét tuyển theo học bạ THPT bằng 2 cách:

+ Xét tổng điểm 3 học kỳ (HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên.
+ Xét tổng điểm 3 môn lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.

☘Tổ hợp môn xét tuyển ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa:

  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • A01: Toán, Lý, Anh
  • D01: Toán, Văn, Anh
  • D07: Toán, Hóa, Anh

Như vậy, bài viết trên đã cùng các bạn tìm hiểu về nghề Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn để lựa chọn con đường tương lai của mình. Chúc các bạn thành công!




Tư vấn tuyển sinh

096 446 77 88

Tư vấn nhập học

091 838 18 88