Mục đích: Nắm vững kiến thức thực tế; Kiểm tra lại các kiến thức đã học ở nhà trường bằng mô hình, dây chuyền SX thực tế sinh động; Tăng lòng yêu nghề; Xác lập đầy đủ kiến thức đầu ra cho XH; Rèn luyện các kỹ năng làm việc công nghiệp; Kỹ năng làm việc nhóm; Tập dượt kỹ năng tổng hợp, làm báo cáo; Thay đổi và xác lập tư duy đào tạo mới.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐHCN VINH TẠI: Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa.
Đây là quá trình thực hiện mô hình đào tạo: Gắn nhà trường với Doanh nghiệp; Học kiến thức ở trường gắn với việc làm thực tiễn – tạo đầu ra cho xã hội; thay đổi tư duy đào tạo cho người học.
Các sinh viên trong trang phục BHLĐ chuẩn bị ra công trường
Sau khi ổn định chỗ ăn, ở tại công trường, các sinh viên được học An toàn lao động do Giảng viên về An toàn lao động của Tổng thầu (tổ hợp các nhà thầu) JGCS giảng dạy và kiểm soát. Xác định đây là những kiến thức bắt buộc, tối thượng mà mỗi một người lao động phải được đào tạo và thực hiện. Cho nên các giảng viên đã trình bày rất kỹ các quy trình, điều kiện bắt buộc, các thiết bị, các yếu tố tâm, sinh lý ảnh hưởng và các quy định xử phạt nếu vi phạm cho các sinh viên.
Hình ảnh các buổi học An toàn lao động
Giờ học An toàn lao động
Với tinh thần phấn khởi, được học tập mở mang kiến thức tại công trường, các sinh viên hồ hởi trên đường ra công trình bằng xe đưa đón công nhân.
Trên đường ra công trường
Nhận công việc
Vào nhà máy
Giai đoạn đầu, các sinh viên được giao các công việc: Vận chuyển, làm sạch các thiết bị, phương pháp đọc và xác định thiết bị qua các thông số kỹ thuật, thực hành hàn,.. và một số công việc chuyên môn khác.
Sắp xếp và vận chuyển vật liệu để lắp ráp.
Một góc công trường Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn
Tin và hình ảnh từ Bộ môn Điện – Điện tử - Tự Động hóa, Khoa Công Nghệ.